26/11/2011

H/Đ.PP. Có đoạn văn hay nhất trong Kinh Thánh không?


Hỏi:
Sau khi phân tích một đoạn văn, độc giả có thể nói đây là đoạn văn hay nhất được không?


Để đưa ra nhận định: “Đây là đoạn văn hay nhất”, chắn chắn độc giả đã dày công làm việc, áp dụng phương pháp học hỏi để phân tích đoạn văn. Từ đó độc giả đã khám phá ra những nét hay, nét độc đáo của bản văn, đã tìm ra phần nào ý nghĩa của bản văn, đã áp dụng chúng vào hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống của độc giả và cảm thấy điều đó là thú vị.

Cảm nhận đoạn văn mình đang phân tích là “đoạn văn hay nhất” là một bước tiến lớn trong quá trình ứng dụng phương pháp phân tích thuật chuyện và cấu trúc vào việc đọc Kinh Thánh. Có thể hiểu “hay nhất” ở đây là so với những gì độc giả đã đọc và đã hiểu từ trước cho đến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, xét về phương pháp có thể mở rộng cái “hay” đến các đoạn văn khác. Nhờ đó độc giả sẽ cảm nhận được rằng: Đọc Kinh Thánh là một tiến trình suốt cả cuộc đời và còn nhiều điều hay, thú vị và độc đáo khác đang chờ đợi mình. Sau đây là hai ý giúp mở rộng cái “hay” của bản văn:

1) Có ba cấp độ so sánh: so sánh bằng (A = B), so sánh hơn (A cao/thấp hơn B), so sánh cấp cao nhất (A cao/thấp nhất). Nếu chưa phân tích kỹ các đoạn văn khác thì làm sao có thể so sánh được?

2) Thực ra không thể nói đoạn văn này hay hơn đoạn văn khác, vì mỗi đoạn văn vẽ lên một bức tranh độc đáo riêng. Mỗi đoạn văn đều có những chi tiết, những ý tưởng, những từ ngữ, và nhất là cách kể câu chuyện riêng biệt. Không một đoạn nào hoàn toàn giống một đoạn văn khác.

Chẳng hạn, năm đoạn văn về Đấng Pa-rác-lê trong Ga 14–16 là năm bức tranh độc đáo riêng. Năm bức tranh ấy làm nên đề tài “Đấng Pa-rác-lê trong Tin Mừng Gio-an”. Đây là đề tài hay và độc đáo riêng của Tin Mừng Gio-an, nhưng không thể nói đề tài này “hay hơn” hoặc “hay nhất” so với các đề tài khác. Bởi vì đề tài khác như “yêu và ghét”, “ánh sáng và bóng tối”… đều là những đề tài “rất quan trọng” và “rất hay” trong Tin Mừng Gio-an.

Tóm lại, có thể nói tất cả các đoạn văn đều hay, đều độc đáo. Còn có nhiều điều “hay” đang chờ độc giả khám phá. Tuy nhiên, có thể nói “thích đoạn văn này hơn đoạn văn khác”. Sở thích mang tính chủ quan, nên có thể so sánh để diễn tả sở thích riêng của mình. Tôi thích đoạn văn này hơn đoạn văn kia vì đoạn văn này phù hợp với ưu tư và tìm kiếm của tôi hơn...

Ước mong độc giả sau khi khám phá ra “nét hay”, “nét đẹp” của một đoạn văn sẽ mong muốn lên đường tìm hiểu và phân tích những đoạn văn khác. Dần dần độc giả sẽ nhận thấy rằng Kinh Thánh là một kho tàng và mỗi đoạn văn là một viên ngọc quý trong kho tàng ấy./.      


Ngày 27 tháng 11 năm 2011.
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.

17/11/2011

H/Đ-BV. Cấu trúc Ga 13–17


Hỏi:
 Có thể cấu trúc Ga 13–17 như dưới đây được không?
I. Dẫn nhập: 13,1: Đức Giêsu biết “giờ” của Người đã đến.
II. 13,2–16,33: Khủng hoảng và giải pháp để vượt qua khủng hoảng.
   1) 13,2–15,17: Khủng hoảng trong nội bộ các môn đệ và giải pháp.
   2) 15,18–16,4a: Khủng hoảng đến từ bên ngoài và giải pháp.
   3) 16,4b–16,33: Khủng hoảng vì Đức Giê su ra đi và giải pháp.
III. Kết thúc: Ga 17: Đức Giêsu ngỏ lời với Chúa Cha trước sự hiện diện của các môn đệ.

Phân chia “Đoạn văn Ga 15,18–16,4a: Khủng hoảng đến từ bên ngoài và những giải pháp” là chưa đủ, vì sự đối lập giữa các môn đệ với thế gian thù ghét đã xuất hiện trong Ga 14. Do đó, Ga 13,2–15,17 không chỉ là khủng hoảng nội bộ mà thôi. Đối lập “thế gian thì ghét - môn đệ” còn xuất hiện cuối chương 16 và giữa chương 17 nữa. Vì vậy, cấu trúc trên chưa nói lên được cách trình bày độc đáo của bản văn.

Đề nghị chia cấu trúc Ga 13–17 thành 2 phần lớn: Ga 13–14 và Ga 15–17 (Xem lý do trong trả lời liên hệ giữa Ga 14,31; 15,1 và 18,1 trên đây [01.H/Đ-BV. Ga 14,31; 18,1]). Trong phần Ga 15–17, chương 17 được tách ra vì Đức Giê-su ngỏ lời với Cha, không còn nói trực tiếp với các môn đệ nữa. Có thể cấu trúc Ga 13–17 theo đề nghị trong phần trích đoạn của cuốn sách Bản văn Gio-an TIM MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt.

Trong phần lý giải cấu trúc, chú ý 3 chi tiết: (1) 13,1 mở đầu chung cho Ga 13–17. (2) 14,31 kết thúc Ga 13–14 và (3) Ga 16,33 kết thúc đoạn văn 16,4b-32 và cũng là kết thúc của Ga 15–16. Xem trình bày về cấu trúc Ga 13–16 trong KHỦNG HOẢNG VÀ GIẢI PHÁP cho các môn đệ trong Tin Mừng thứ tư.
Ngày 17 tháng 11 năm 2011.
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.

13/11/2011

H/Đ-BV. Ga 15,15b: “Làm cho biết”


Hỏi:
Đức Giê-su nói với các môn đệ ở 15,15b: “Thầy gọi anh em là bạn hữu,vì tất cả những gì Thầy nghe nơi Cha của Thầy,Thầy đã làm cho anh em biết”, (1) Tại sao Đức Giê-su đang “nói cho anh em biết” mà bản văn lại viết “làm cho anh em biết”? (2) Có phải câu này có hai động từ: “làm” và “biết” hay không?

(1) Đúng là trong mạch văn, Đức Giê-su đang nói với các môn đệ, nhưng kiểu nói “làm cho anh em biết” có nghĩa rộng hơn. Trong câu 15,15, điều làm cho các môn đệ trở thành “bạn hữu của Đức Giê-su” là vì tất cả những gì Đức Giê-su nghe nơi Cha của Người, Người đã làm cho các môn đệ biết. Kiểu nói “làm cho biết tất cả” này đã tóm kết toàn bộ sứ vụ của Đức Giê-su. Không chỉ mặc khải bằng lời nói, Đức Giê-su “làm cho các môn đệ biết” bằng chính cuộc đời của Người. Lời nói, giáo huấn, tranh luận, hành động, các dấu lạ và cách ứng xử của Đức Giê-su là cách thức Người “làm cho các môn đệ biết”. Người làm cho biết Chúa Cha, biết Đức Giê-su và biết con người phải làm gì để có sự sống đời đời. Xem phân tích Ga 15,15 trong Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17.

(2) Trong cụm từ “làm cho anh em biết” không phải là có hai động từ “làm” và “biết” mà chỉ có một động từ: “làm cho biết” (gnôrizô). Động từ này liên hệ với hai động từ Hy Lạp khác có nghĩa là “biết”: ginôskô và oida. Động từ “làm cho biết” (gnôrizô) chỉ xuất hiện 3 lần trong Tin Mừng Gio-an (15,15; 17,26a.26b) nhưng diễn tả ý tưởng thần học quan trọng. Thực vậy, Đức Giê-su đã làm cho các môn đệ biết tất cả những gì Người nghe nơi Cha của Người, nghĩa là vào cuối sứ vụ công khai, Đức Giê-su đã trao ban tất cả mặc khải cho các môn đệ, Người đã hoàn thành sứ vụ Cha giao phó (15,15). Tuy nhiên, sứ vụ “làm cho biết” này chưa kết thúc, vì trước khi bước vào cuộc Thương Khó, Đức Giê-su ngỏ lời với Cha của Người như sau: “Con đã làm cho họ biết (egnôrisa) danh của Cha, và Con sẽ còn làm cho họ biết (gnôrisô), để tình yêu mà Cha đã yêu mến Con ở trong họ và Con trong họ.” Như thế, sau khi Đức Giê-su về với Cha, Người vẫn tiếp tục làm cho các môn đệ biết, vẫn tiếp tục dạy các môn đệ qua Đấng Pa-rác-lê như Người đã nói với các môn đệ ở 14,26: “Đấng Pa-rác-lê (paraklêtos) sẽ dạy anh em tất cả và sẽ làm cho anh em nhớ lại tất cả những gì [chính] Thầy đã nói với anh em.” Xem vai trò của Đấng Pa-rác-lê Thần khí sự thật trongTin Mừng thứ tư.
 
Ngày 13 tháng 11 năm 2011. 
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.
  

11/11/2011

List of articles on the Holy Land

List of articles on the Synoptic Gospels


- Relationships between the Synoptic Gospels.
- Mk 10:17-31. Leaving everything to receive a hundredfold.
- Lk 11:37-41. Inside and Outside Cleanliness.
- Lk 12:10. Against the Son of Man and against the Holy Spirit.



List of articles on the Gospel of John

Liste des articles sur l’archéologie de la Terre Sainte



- Le système d’eau lié à la source de Gihôn et à la piscine de Siloé.

- Le systèe d’eau de la Cité de David, Jérusalem (Le système de Warren).

- Le canal des Cananéens (le canal II) et le tunnel d’Ézéchias (le tunnel VIII) de la Cité de David, Jérusalem.

- Les piscines de Siloé, l’esplanade de la grande piscine, la rue en escalier et le canal de drainage de la Cité de David.


Liste des articles sur les Épîtres de Jean

Hình ảnh Ein Avdat, Negev, Israel


Để ghi nhớ khoảng khắc có một không hai trong dòng chảy thời gian: 11 giờ, 11 phút, 11 giây, ngày 11, tháng 11, năm 2011, thế kỷ 21,
xin mời độc giả viếng thăm thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ
của vùng đất khai sinh Do Thái giáo và Ki-tô giáo 
qua một số hình ảnh về Ein Avdat, 
trong hoang mạc Negev, Israel ngày nay. 

Hình số 01 và số 02 lấy trong Google Maps. 
Các hình số 03, 14, 15 lấy trên Internet, 
trong đó hình 14 và 15 minh hoạ thác nước sau khi xảy ra mưa lớn. 
16 tấm hình còn lại chụp ngày 24 tháng 10 năm 2007
trong chuyến du khảo của các sinh viên 
trường Kinh Thánh và Khảo Cổ của Pháp tại Giê-ru-sa-lem
(l’École Biblique et Archéologique Française à Jérusalem).




01. Vị trí địa danh Ein Avdat, Negev, tại Israel


02. Ein Avdat, Negev nhìn từ trên không (Google Maps)


03. Ein Avdat, Negev nhìn từ xa


04. Đường vào Ein Avdat


05. Dòng suối giữa hẻm núi Avdat, 
xem bìa cuốn sách: Phân tích THUẬT CHUYỆN và CẤU TRÚC


06. Thực vật giữa hẻm núi Avdat


07. Thực vật giữa hẻm núi Avdat


08. Thực vật giữa hẻm núi Avdat và hai sinh viên


09. Thực vật giữa hẻm núi Avdat


10. Dòng thác giữa hẻm núi Avdat vào tháng 10


11. Dòng thác giữa hẻm núi Avdat


 12. Phía trên thác nước 


13. Phía trên thác nước, 
xem bìa trước cuốn sách: Cú pháp Hy Lạp Tân Ước


 14. Thác nước sau cơn mưa lớn


 15. Thác nước sau cơn mưa lớn


16. Cây cỏ cạnh dòng suối


 17. Sơn dương sống trong hẻm núi, 
xem bìa sau cuốn sách: Cú pháp Hy Lạp Tân Ước


18. Sơn dương sống trong hẻm núi


 19. Hẻm núi Avdat nhìn từ phía trên


 20. Hẻm núi Avdat nhìn từ phía trên


 21. Hẻm núi Avdat nhìn từ phía trên 


Hành trình khoảng 4-5 giờ đi bộ dọc theo hẻm núi, sau đó leo dốc thẳng đứng để lên phía trên và ra khỏi Ein Avdat.



Ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Giu-se Lê Minh Thông, O.P. 
email: josleminhthong@gmail.com



09/11/2011

Tìm hiểu Tin Mừng Mát-thêu




Bài viết theo đoạn văn và theo đề tài




Các bài viết khác: 
Phương pháp và kỹ thuật hành văn trong Kinh Thánh 
Tin Mừng Gio-an - Tin Mừng Mác-cô - Tin Mừng Mát-thêu 
Tin Mừng Lu-ca - Ba thư Gio-an - Sách Khải Huyền

Tìm hiểu Tin Mừng Lu-ca



Bài viết theo đoạn văn và theo đề tài

Theo đoạn văn


Thanh tẩy bên trong và bên ngoài (Lc 11,37-41)

Tìm hiểu Đất Thánh

Giải đáp thắc mắc


- “99 con chiên không đi lạc” và “1 con chiên bị lạc đường”, chọn bên nào đây? (Mt 18,12-14)

- Ai là tác giả sách Tin Mừng Gio-an?

- “Anh em ngu muội như thế sao?” (Mc 7,18) “Hành trình của các môn đệ” nói gì với độc giả?

- Bản dịch Kinh Thánh tiếng Anh dùng trong Hội Thánh Công giáo.

- Có bao nhiêu môn đệ vô danh trong Tin Mừng thứ tư?

- Đấng Pa-rác-lê là ai?

- “Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì? (Ga 20,1-2)

- Mục tử và đàn chiên: Ai là mục tử? Đàn chiên thuộc về ai? (Ga 10,11-18)

- “Ông đã thấy và đã tin”. Ai thấy? Thấy gì? Tin gì? (Ga 20,1-9)

- Ở Ga 1,21 Gio-an Tẩy Giả không phải là Ê-li-a, nhưng ở Mt 17,13 Gio-an là Ê-li-a, mâu thuẫn hay bổ sung lẫn nhau?

- Sự thật là gì? (Ga 18,28–19,16a)

- Tại sao Đức Giê-su phải băng qua Samari? (Ga 4,4)

- Tại sao thần ô uế nói đúng về Đức Giê-su mà Người lại bảo: “Hãy câm đi” (1,25)? (Mc 1,21-28)

- “Thế gian” là gì? “Thế gian” là ai?

- “Yêu kẻ thù”, nhưng “kẻ thù” là ai và “yêu” như thế nào? (Mt 5,43-48)



06/11/2011

H/Đ-PP. Làm những việc gì khi phân tích bản văn?




Hỏi:
Đã đọc bản văn nhiều lần và quan sát kỹ bản văn theo dàn bài này nhưng vẫn chưa thấy ý tưởng nào hay để tìm hiểu, vậy phải làm sao bây giờ?  


Ba công việc cần làm song song với nhau: (1) Tìm hiểu phương pháp phân tích, (2) Quan sát bản văn và (3) Đọc tài liệu (bằng tiếng Việt, Anh, Pháp.v.v...), đó là các sách nghiên cứu viết theo đề tài và các sách chú giải liên quan đến đoạn văn đang phân tích. Ba công việc này bổ túc cho nhau. Nhờ nắm vững phương pháp sẽ biết lượng giá những kiến thức trong các tài liệu. Nhờ tài liệu sẽ giúp quan sát bản văn tốt hơn và tìm được ý tưởng hay và phù hợp để tìm hiểu. 

Nguyên tắc làm việc là tận dụng tối đa những gì người khác đã suy nghĩ và đã khám phá ra. Phân tích xem tại sao các tác giả lại nói như thế, họ dựa vào đâu trong bản văn để đưa ra kết luận. Dựa vào phương pháp phân tích để xem kết luận của các tác giả có sức thuyết phục hay không. Có khả năng phê bình các tài liệu sẽ giúp xây dựng cách suy nghĩ riêng của mình, đồng thời giúp phân tích bản văn theo phong cách riêng, phù hợp với ưu tư và tìm kiếm của riêng mình. 

Ngày 06 tháng 11 năm 2011. 
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.


H/Đ-BV. Liên hệ giữa Ga 14,31; 15,1 và 18,1


Hỏi: 
Tại sao cuối Ga 14, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Hãy đứng dậy, chúng ta đi khỏi đây” (Ga 14,31) mà không thấy đi? Đức Giê-su tiếp tục nói với các môn đệ 2 chương (Ga 15–16) nữa, sau đó Người ngỏ lời với Cha 1 chương (Ga 17) mãi đến Ga 18,1 mới đi: “Nói những điều đó xong, Đức Giê-su đi ra cùng với các môn đệ của Người sang bên kia thung lũng Kít-rôn...” (Ga 18,1). Tại sao có Ga 15–17 và để làm gì? 


Đúng như vậy, theo mạch văn, Ga 14,31 liên tục với Ga 18,1. Tuy nhiên, tình trạng bản văn Tin Mừng Gio-an hiện nay cho thấy sách Tin Mừng được biên soạn qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có ít nhất ba giai đoạn chính (xem “các giai đoạn hình thành Tin Mừng” trong Người môn đệ Đức Giê-su yêu mến trong Tin Mừng thứ tư?, tr. 187-216). Có thể nghĩ rằng: Trước khi kết thúc sách Tin Mừng như độc giả có hiện nay, đã có một bản văn trong đó 14,31 nối liền với 18,1.

Sau quá trình suy tư và “đọc lại” (relecture) bản văn trong cộng đoàn Gio-an, tác giả sách Tin Mừng đã biên soạn Ga 15–17. Trong tiến trình đọc lại bản văn, Ga 15–17 đã triển khai và đào sâu các đề tài trong Ga 13–14, nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới của cộng đoàn, đồng thời trong Ga 15–17 cũng xuất hiện một số đề tài mới như: “Các môn đệ bị thế gian thù ghét và bách hại” ở 15,18–16,4a (xem Yêu và ghét trong Tin Mừng Gio-an, tr. 163-293); “Vai trò và hoạt động của Đấng Pa-rác-lê” ở Ga 16,7-15 (xem Đấng Pa-rác-lê Thần khí sự thật trongTin Mừng thứ tư). Như thế, Ga 15–17 rất quý cho độc giả, vì đoạn văn này chứa đựng nhiều mặc khải quan trọng về bốn mối tương quan chính: (1) Tương quan giữa Đức Giê-su với Cha của Người; (2) Tương quan giữa Đức Giê-su với các môn đệ; (3) Tương quan giữa các môn đệ với thế gian; và (4) Tương quan giữa các môn đệ với nhau.

Sách Tin Mừng Gio-an không chú trọng đến sự hợp lý trong cách sắp xếp câu chuyện cho bằng nội dung mặc khải. Vì thế, hiện tượng Ga 14,31 nối liền với Ga 18,1 chèn vào giữa đoạn văn Ga 15–17 là một trong những đặc điểm độc đáo của Tin Mừng Gio-an (xem bối cảnh văn chương Ga 13–16 trong Khủng hoảng và giải pháp cho các môn đệ trong Tin Mừng thứ tư, tr. 17-76).

Ngày 06 tháng 11 năm 2011. 
Giu-se Lê Minh Thông, O.P.